Mô hình marketing Smart? Một loại mô hình marketing mới và đầy hiệu quả. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại hình này nhé !!
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được)
XEM THÊM Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng marketing chiến lược 2020
Mục lục
Cách xác định mục tiêu Marketing theo mô hình SMART
Xác định mục tiêu marketing theo SMART giúp quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao bởi nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tính hiệu quả và khả thi của mục tiêu mà mình đặt ra:
S – Specific
Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra: Các mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, có mang lại lợi ích hay không.
M – Measurable
Là mục tiêu có thể đo lường được: và những mục tiêu này nên gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Chẳng hạn như bạn đặt ra mục tiêu tiếp thị và chốt thành công 20 đơn sales trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sales là 600 triệu đồng. Vậy mỗi tuần bạn cần phải hoàn thành tối thiểu 12 đơn sales thành công, không để công việc bị chậm tiến độ.
A – Actionable
Actionable là tính khả thi của mục tiêu. – Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của bản thân có đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình.
R – Relevant
Ý chỉ mục tiêu cá nhân của bạn có liên quan và phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không? Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc.
XEM THÊM Cách viết Content Facebook hiệu quả thu hút “triệu” khách hàng
Sự khác nhau giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART
Mô hình OKR gồm hai yếu tố:
- Mục tiêu: Đại diện cho đích đến của nhân viên/công ty. Mục tiêu này cần rõ ràng, không bao gồm số đo lường cụ thể.
- Kết quả then chốt: Có nhiều hơn một kết quả then chốt, xác định dựa trên đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Cách thức là yếu tố trong mô hình OKR, nó trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để tôi đi đến đích?”.
Giống nhau
Cả mô hình OKR và nguyên tắc SMART đều là mô hình quản trị mục tiêu, cùng hướng tới thành công đạt được của mục tiêu đó.
Mô hình OKR cũng hội tụ đủ những yếu tố giống như mô hình SMART, cụ thể:
- Đều có tính cụ thể trong việc xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng, kết quả.
- Đều có tính đo lường để đánh giá tiến độ. Các kết quả then chốt của mô hình OKR đều có các chỉ số đánh giá.
- Về mặt thời gian, OKR cũng đặt ra thời hạn nhất định, thường từ 1 quý – 1 năm tùy doanh nghiệp.
Khác biệt
Khác biệt giữa nguyên tắc SMART và Mô hình OKR là OKR có những mục tiêu được tạo theo từng tầng, thời gian kéo dài lâu hơn và đi cùng với tầm nhìn dài hạn của công ty.
XEM THÊM 11 xu hướng Digital Marketing Việt Nam 2020: Nền tảng quan trọng cho những năm sau
Ứng dụng nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý nhân sự:
Với lãnh đạo:
- Nguyên tắc SMART thường được ứng dụng trong nghệ thuật quản lý nhân sự với mục đích là giúp các nhà lãnh đạo tìm ra cách quản lý quỹ thời gian của nhân viên tốt nhất.
- Trong từng ấy thời gian, theo ngày/tháng/năm, họ biết cách điều phối ra sao để tận dụng thời gian của nhân viên cho hiệu quả, phát huy tối đa năng lực của nhân viên, tận dụng được mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
Với nhân viên:
Giúp nhân viên có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân của mình sao cho vừa phù hợp với bản thân, vừa đóng góp vào con đường chung của cả doanh nghiệp, giúp phát triển bản thân hơn.
QUỐC BẢO – TỔNG HỢP
Tham khảo: amis.misa.vn/14237, marketingai.admicro.vn, bizfly.vn