Sự khác biệt của Marketing ngành Dược là chiếc la bàn giúp doanh nghiệp xác định phương hướng để xây dựng các chiến lược tiếp thị chuẩn xác và thành công. Hãy cùng theo dõi 3 điểm khác biệt của truyền thông ngành dược mà PharMarketing tổng hợp dưới đây để ứng dụng cho các chiến dịch sắp tới.
Marketing dược thường giới hạn sáng tạo
Nếu như các ngành nghề, lĩnh vực khác cho phép Marketer có thể tự do sáng tạo thông điệp để gửi tới khách hàng mục tiêu. Thì Dược lại là một trong số ít lĩnh vực giới hạn sáng tạo Marketing do bị chi phối bởi luật của Bộ Y tế.
Marketing ngành dược bị chi phối bởi điều Luật của Bộ Y tế
Sở dĩ có sự khó khăn này là do các sản phẩm dược ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn tính mạng của con người nên doanh nghiệp không được truyền thông, quảng bá vượt ra khỏi khuôn khổ cho phép của nhà nước.
Do đó, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh các thông điệp, công cụ, ý tưởng,… Marketing dựa theo luật Dược hoặc các quy định về sản phẩm OTC, ETC,…
Để làm được điều này, các Marketer cần tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc thù ngành, tính chất/công dụng/thành phần của sản phẩm, các quy định trong truyền thông quảng cáo ngành Dược,… Những thông tin, kiến thức này sẽ giúp các Marketer có thể sáng tạo những nội dung – thông điệp quảng cáo vừa hấp dẫn với khách hàng vừa đáp ứng được các quy định pháp chế của Bộ Y tế.
Marketing mang tính chất lâu dài
Nếu như các nhóm ngành như: thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng,… cho phép doanh nghiệp xây dựng các chiến lược ngắn hạn để thu về lợi nhuận một cách nhanh chóng. Thì doanh nghiệp dược lại không thể gia nhập “cuộc chơi” này bởi tính chất hành trình khách hàng của ngành này vô cùng phức tạp.
Ngành dược gắn liền với sức khỏe – tính mạng, nên chỉ khi khách hàng có đủ niềm tin với thương hiệu thì chiến lược Marketing mới được tính là thành công. Tuy nhiên, niềm tin này lại được xây dựng bởi những sản phẩm chất lượng và thương hiệu uy tín mà doanh nghiệp phải trải qua thời gian rất dài mới tạo dựng được.
Do đó, Marketing trong ngành dược cần phải trải qua những chiến lược vô cùng khắc nghiệt như:
- Quảng bá các giá trị thiết thực của sản phẩm như: thành phần, công dụng, tính năng để xây dựng niềm tin và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.
- Xây dựng content khoa học, truyền cảm và đánh thẳng vào tính cấp thiết của bệnh lý để xúc tiến đúng đối tượng.
- Tổ chức event, triển lãm,… có sự tham gia của các chuyên gia trong ngành để cung cấp kiến thức và hỗ trợ giải quyết các vấn đề sức khỏe cho khách hàng.
- Tài trợ hoặc tham gia các chương trình sức khỏe của địa phương để xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng.
Những chiến lược trên sẽ giúp doanh nghiệp lan tỏa hiệu ứng thông điệp bền vững và có thể chiếm trọn niềm tin lẫn cảm tình của khách hàng.
Marketing tích hợp đa kênh, đa điểm chạm
Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã mang đến một xã hội mở với hàng loạt các nền tảng cung cấp kiến thức và thông tin. Do đó, các doanh nghiệp dược cần nắm bắt những tiềm lực này để xây dựng các chiến lược đa kênh, đa điểm chạm và kết nối người dùng với thương hiệu.
Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu cấu trúc thị trường để phân luồng hành trình khách hàng và lựa chọn kênh Marketing phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên xác định kênh truyền thông dựa trên các đối tượng cần chinh phục gồm: Bệnh viện, bác sĩ, y tá, cửa hàng phân phối thuốc, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, người bệnh,…
Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể đa dạng kênh tiếp thị như: Báo giấy, truyền hình, biển bảng quảng cáo,… hoặc áp dụng Digital Marketing để phủ sóng thương hiệu và sản phẩm mọi lúc, mọi nơi. Một số giải pháp truyền thông số hiệu quả nhất hiện nay bao gồm: Xây dựng trang web & Fanpage sức khỏe để SEO hoặc chạy quảng cáo phủ thương hiệu; xây dựng group lĩnh vực dược, book bài PR từ của các trang báo điện tử uy tín,…
Như vậy, sự khác biệt của Marketing ngành dược so với các lĩnh vực khác bao gồm: Giới hạn ý tưởng, chiến dịch lâu dài và tích hợp đa kênh – đa điểm chạm. Hy vọng rằng, 3 gợi ý này từ https://pharmarketing.vn sẽ mang lại kết quả cao cho chiến lược truyền thông sắp tới của các doanh nghiệp dược.