Cdp là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong hoạt động kinh doanh hiện nay, đặc biệt khi mà cách mạng công nghệ phát triển mạnh mẽ và tác động đến toàn bộ đời sống của con người. Vậy CDP là gì, vì sao CDP lại được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến? Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp theo nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
CDP là gì?
CDP là một từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Customer Data Platform có nghĩa là nền tảng dữ liệu khách hàng. Đây là một loại phần mềm giúp các nhà quản trị có thể thu thập và thống kê thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau từ đó xây dựng được một hệ thống kho dữ liệu đầy đủ và thống nhất về từng loại khách hàng cho tổ chức.
CDP sẽ thu thập các dữ liệu khách hàng theo nhân khẩu học, hành vi hay thông qua hoạt động mua sắm, giao dịch của khách hàng từ nhiều kênh, nguồn khác nhau từ đó tạo ra hồ sơ khách hàng để phục vụ cho các hoạt động bán hàng và marketing của doanh nghiệp.
Xem thêm định nghĩa về CDP tại đây: CDP là gì? Tổng quan kiến thức về Customer data platform từ A-Z
Vì sao nhiều doanh nghiệp lại sử dụng CDP?
Việc sử dụng nền tảng công nghệ CDP sẽ mang lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp như sau:
Mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn
CDP giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn một cách nhanh chóng sau đó lưu trữ dữ liệu tập trung, riêng biệt và tạo ra trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng.
Hỗ trợ hoạt động bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh là xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp ứng dụng hiện nay nhằm tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên, việc quản lý đa kênh khiến cho việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trên các nền tảng gặp phải tình trạng không đồng nhất. CDP sẽ có vai trò giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa việc gửi thông điệp đến sai nhóm đối tượng khách hàng nhờ vào khả năng phân tích insight khách hàng hiệu quả.
Thu thập dữ liệu khách hàng
Bản chất của CDP là một phần mềm thu thập dữ liệu khách hàng chính vì vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nguồn data khách hàng tương tác với sản phẩm của mình thông qua các kênh như website, social bằng các công cụ theo dõi, tracking để từ đó việc triển khai các chiến dịch marketing trở nên hiệu quả, tối ưu hơn.
Các đặc điểm nổi bật nhất của CDP
Những đặc điểm nổi bật nhất của CDP bao gồm 3 yếu tố: Quản lý dữ liệu khách hàng, tự động hóa tiếp thị và phân loại khách hàng tự động. Trong đó:
- Quản lý dữ liệu khách hàng: Với việc triển khai hoạt động bán hàng đa kênh, các doanh nghiệp ít nhiều sẽ gặp phải tình trạng khó khăn khi tổng hợp dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Lúc này, CDP cho phép nhà quản trị có thể hợp nhất và lưu trữ dữ liệu một cách tập trung đồng thời tạo ra một chế độ xem thống nhất.
- Marketing tự động: Thông qua CDP, doanh nghiệp dễ dàng phân tích và nắm bắt insight khách hàng từ đó tạo ra một quy trình marketing tự động theo từng bước cụ thể nhằm tối ưu các chiến dịch marketing.
- Phân loại khách hàng: Với sự hỗ trợ của nền tảng CDP và AI, doanh nghiệp có thể phân tích từng loại khách hàng và phân nhóm những đối tượng này theo từng nhu cầu và đặc điểm khác nhau để dễ dàng đáp ứng mong muốn của họ.
CDP khác với CRM như thế nào?
Giống với CDP, CRM cũng là phần mềm quản lý khách hàng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để thiết lập mối quan hệ với khách hàng từ đó cải thiện hiệu quả dịch vụ khách hàng của tổ chức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điểm khác biệt giữa CDP và CRM với nội dung ngay sau đây:
CRM là một hệ thống được thiết lập để thu thập data khách hàng dựa trên lịch sử giao dịch và thông tin cơ bản nhằm phục vụ cho mục đích bán hàng và marketing của tổ chức. Công cụ này không được sử dụng để phục vụ nhu cầu xử lý dữ liệu lớn từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là những nguồn dữ liệu chưa được định danh.
Trong khi đó, CDP là nền tảng có thể kết nối với tất cả các loại dữ liệu từ cấu trúc, bên ngoài hoặc bên trong…giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về khách hàng từ đó dễ dàng thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu mà khách hàng mong muốn hơn.
Mặc dù cách triển khai của hai nền tảng này là khác nhau tuy nhiên CDP và CRM đều được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu thu thập thông tin khách hàng, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu mà khách hàng mong muốn từ đó tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình. Mọi người nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về CRM có thể tham khảo thêm bài viết https://bizfly.vn/techblog/crm-la-gi.html được nghiên cứu và tổng hợp từ các chuyên gia của Bizfly.vn.
Nguồn tham khảo thông tin: Bizfly.vn