Marketing mix là gì? Có những loại Marketing mix nào? Làm thế nào để tạo nên một chiến lược Marketing truyền thống hiệu quả?
Mục lục
Marketing Mix là gì?
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Các loại Marketing Mix
Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành marketing 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại.
Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.
Vai trò của Marketing Mix
Cung cấp các dữ liệu giá trị để phân bố tài nguyên
Mọi sự thành công của marketing đều phải được đảm bảo bởi sự phân bổ nguồn lực gồm con người và tài chính. Nguồn lực này phụ thuộc vào mô hình tiếp thị hỗn hợp. Giúp đối đa hoá lợi nhuận. Và tối ưu hài lòng của khách hàng.
Phân bố trách nhiệm
Marketing mix đem lại sự chuyên môn hoá. Do đó giúp phân bố trách nhiệm đến từng thành viên. Từ có công việc được chia nhỏ đảm bảo tính S.M.A.R.T.
Phân tích cơ cấu lợi nhuận – chi phí
Tạo cơ hội xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá và phân phối. Mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính sách đó. Điều đó có nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra ưu thế và sự khách biệt trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Top những công cụ quản lý Sociak Media Marketing hiệu quả
Marketing mix 4P truyền thống
Dưới đây sẽ là mô hình 4P trong marketing mix truyền thống bạn nên tham khảo dưới đây:
Product (Sản phẩm)
Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4p. Đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó. Ví dụ về các sản phẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại thông minh, hay một chiếc máy sản xuất,…
Price (Giá cả)
Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức.
Place (Phân phối)
Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển kênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không đưa ra thị trường thành công.
Promotions (xúc tiến thương mại)
Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.
Các bước phát triển 4P trong Marketing Mix là gì?
1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất
Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được.
Đây chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.
Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn sẽ biết xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm giúp nó được nhiều người yêu thích.
2. Thấu hiểu khách hàng
Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:
- ai là người sẽ mua sản phẩm?
- nỗi đau / vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
- họ mong muốn một sản phẩm như thế nào?
Hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.
3. Tìm hiểu đối thủ
Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng.
Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình một cách thực tế, khách quan nhất phù hợp với người tiêu dùng.
4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
Đến bước này, người làm marketing cần tìm hiểu được:
- Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
- Họ thường sử dụng kênh social nào?
5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)
Dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.
Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật, dễ hiểu.
6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể
Đến bước này, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên khớp với nhau như thế nào?
Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều bị phụ thuộc và có liên quan mật thiết đến nhau, kết hợp với nhau tạo nên một chiến lược thành công.
- Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
- Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?
Lời kết
Qua bài viết trên đây social.vn đã phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi marketing mix là gì và cung cấp các kiến thức tổng quan nhất cần có cho một chiến lược marketing mix hiệu quả.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: nef.vn, marketingai.admicro.vn, gtvseo.com,…)