Có nhiều hình thức Marketing khác nhau, ngoài những hình thức quen thuộc như Marketing mix 4P, 7P, bạn có biết đến hình thức Marketing 4C?
Mục lục
Khái niệm hình thức Marketing 4C là gì?
Khái niệm về Marketing 4C bao gồm : Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng) – Customer Cost (Chi phí mà khách hàng bỏ ra có hợp lý với họ không) – Convenience (Khách hàng có cảm thấy thuận tiện hay không) và Communication (Tương tác và liên lạc với khách hàng bằng cách nào).
Hình thức Marketing 4C bao gồm những yếu tố nào?
Customer Solutions
Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp.
Muốn làm tốt chữ C này trong marketing 4C , doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
Customer Cost
Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra.
Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.
Convenience
Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.
Communication
Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.
Tham khảo ngay: Marketing online là gì? Những chiến lược nào sử dụng hiệu quả
Ứng dụng mô hình 4C trong Marketing
Marketing 4Cs được ứng dụng như là tiêu chí để lập kế hoạch và đánh giá các chiến dịch Marketing. Các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà tiếp thị sử dụng 4Cs để kiểm tra và tối ưu hóa chiến lược cho một sản phẩm hoặc chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
Mức độ quan trọng của từng yếu tố trong 4C Marketing sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc xác định thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong từng trường hợp phụ thuộc vào sự đánh giá của nhà tiếp thị.
Ngoài ra, mô hình 4C trong Marketing Mix còn được sử dụng như một công cụ để phân tích tình hình của một thương hiệu. Từ quan điểm của khách hàng, thương hiệu đang hoạt động như thế nào về mặt đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, chi phí, sự tiện lợi và truyền thông?
Lời kết
Hy vọng rằng những chia sẻ xoay quanh câu hỏi “4C trong Marketing là gì?” sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị, hữu ích trong quá trình học tập cũng như trong công việc.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: marketingai.admicro.vn, luanvan2s.com,…)