Social Media

Lựa chọn thị trường mục tiêu như thế nào thì hiệu quả?

Trong marketing, lựa chọn thị trường mục tiêu vô cùng quan trọng. Mời các bạn cùng tìm hiểu cách lựa chọn thị trường mục tiêu qua bài viết này

Thị trường mục tiêu là gì?

Tuy có thể cùng hoạt động trong một thị trường, mỗi doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME) đều có những đặc thù riêng về những điểm thuận lợi và những điểm bất lợi. Ví dụ 2 sếp SME có cùng điểm xuất phát, cùng học chung một thầy, hay cùng là anh em trong một nhà; thì 2 SME khi ra thị trường cũng có những mục tiêu phát triển riêng, cũng có những thông điệp sứ mệnh và tầm nhìn (mission & vision) riêng …

Chính vì vậy, để đảm bảo SME hoạt động hiệu quả, đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, SME cần phải chọn cho mình một thị trường phù hợp để cạnh tranh, gọi là THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU. Chọn đúng thị trường mục tiêu sẽ giúp SME tránh được những cuộc đối đầu không cân sức và có được lợi thế cạnh tranh để có thể phát triển bền vững & lâu dài …

Các nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu khi kinh doanh

Đọc thêm: Hướng dẫn cách xây dựng hiệu quả một chiến lược digital marketing

Tiêu chí cơ bản để lựa chọn thị trường mục tiêu

Quy mô, sức mua và những đặc điểm thị trường đều có thể đo lường được

Từ đó, DN mới có thể xác định quy mô hoạt động, khả năng đáp ứng và lượng sản phẩm sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lựa chọn thị trường mục tiêu – Thị trường đủ lớn

Những đoạn thị trường đó phải đủ lớn, có triển vọng tăng trưởng trong tương lai và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho DN, giúp DN đảm bảo các mục tiêu doanh số. Ít đối thủ cạnh tranh cũng là một tiêu chí cần quan tâm khi DN lựa chọn thị trường mục tiêu.

DN có khả năng thâm nhập

DN phải có khả năng thâm nhập và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp không nên lựa chọn các phân đoạn thị trường mà thấy trước là vượt quá năng lực của mình, ví dụ như một nhãn hiệu thời trang Việt Nam muốn cạnh tranh với Louis Vutton trong việc cung cấp các sản phẩm hàng hiệu cho giới thượng lưu là điều không thể.

Lựa chọn thị trường mục tiêu – Phải có chiến lược

Các phân đoạn thị trường khác nhau phải có những phản ứng khác nhau trước những chiến lược marketing – mix khác nhau. Ví dụ trong trường hợp những người phụ nữ đã lập gia đình và những người phụ nữ độc thân có cùng phản ứng như nhau đối với cùng một loại nước hoa thì hai nhóm này không nên phân thành hai đoạn thị trường.

Có khả năng thu hút và đáp ứng thị trường

DN có khả năng xây dựng các chiến lược hành động hiệu quả để thu hút và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sau khi đánh giá các đoạn thị trường theo năm tiêu chí trên, bước tiếp theo là DN sẽ nghiên cứu năm phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.

Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu

Tập trung vào một phân khúc thị trường

Phương án này các DN chỉ lựa chọn cung cấp một loại sản phẩm cho một phân khúc thị trường bằng một phương thức tiếp thị duy nhất.

Tuy nhiên, phương án này có một số rủi ro. Cụ thể nếu chỉ tập trung vào một đoạn thị trường duy nhất thì khi có một đối thủ cạnh tranh xuất hiện, DN sẽ bị đe dọa mất phần lớn thị phần, thậm chí là toàn bộ thị trường nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn hẳn về quy mô và nguồn vốn.

Chuyên môn hóa có chọn lọc

Trong trường hợp này, các DN chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động, mỗi phân khúc thị trường đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.

Chuyên môn hóa sản phẩm

Với phương án này, DN chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp từng phân khúc thị trường mục tiêu.

Ưu điểm của phương án này là DN không phải đầu tư quá nhiều vào khâu sản xuất sản phẩm, vì sản phẩm là tương tự nhau ở tất cả các đoạn thị trường. Chuyên môn hóa sản phẩm giúp DN sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chuyên môn hóa thị trường

Với phương án này, công ty tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường mục tiêu này.

Phục vụ toàn bộ thị trường

Với trường hợp này, DN hướng đến việc phục vụ toàn thị trường với chiến lược marketing không phân biệt. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu như thế này sẽ tập trung vào tìm kiếm điểm chung trong nhu cầu của khách hàng hơn là sản xuất ra các sản phẩm khác biệt.

Lời kết

Chọn thị trường mục tiêu trong marketing vô cùng quan trọng, hy vọng thông tin trên đây hữu ích với bạn.

My My – Tổng hợp và chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: vietmis.com, tinomail.com, anzmedia.vn…)

ATP

Recent Posts

Cách sử dụng Instagram để tăng tương tác và khách hàng

Trong kỷ nguyên số hiện nay, Instagram không chỉ là một nền tảng chia sẻ…

1 ngày ago

Cách sử dụng LinkedIn để xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp

Trong thế giới ngày nay, việc xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp mạnh mẽ…

1 ngày ago

Cách sử dụng hashtag hiệu quả trên mạng xã hội

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở…

1 ngày ago

Quảng cáo trên mạng xã hội: Chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số, quảng cáo trên mạng xã hội đã trở thành…

1 ngày ago

Cách sử dụng Pinterest để tăng cường chiến lược marketing

Trong kỷ nguyên số, các nền tảng mạng xã hội đóng vai trò quan trọng…

1 ngày ago

Những xu hướng nội dung trên mạng xã hội trong năm 2024

Trong thời đại số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu…

1 ngày ago